Phân biệt tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh

 Tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh là hai thiết bị quan trọng trong các phòng thí nghiệm y học, sinh học hoặc dược phẩm. Đây là 2 thiết bị có chức năng và cấu tạo tương đối khác nhau nhưng trong thực tế có nhiều người nhầm tưởng là một. Vậy những điểm giống và khác nhau như thế nào nào giữa 02 thiết bì này chúng ta cùng tìm hiểu sau.
Tủ an toàn sinh học là gì?
     Tủ an toàn sinh học là tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học. Ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy, IVF.  Các đối tượng được bảo vệ khi sử dụng tủ an toàn sinh học gồm cán bộ xét nghiệm, mẫu xét nghiệm và môi trường xung quanh. Tủ an toàn sinh học sử dụng các bộ lọc HEPA để bảo vệ môi trường, người dùng và hoặc sản phẩm. Chúng có thể tuần hoàn hoặc xả khí lọc, tùy thuộc vào ứng dụng của bạn và phù hợp để làm việc với các tác nhân nguy hiểm như vi khuẩn và vi-rút.
     Ứng dụng: Tủ an toàn sinh học là thiết bị được sử dụng trong nuôi cấy mẫu có nguy hai gây độc di ứng như nấm, mầm bệnh, nguồn phát phóng xạ,…hay nói cách khác tủ an toàn sinh học là thiết bị bảo vệ người, mẫu sinh phẩm và môi trường.
     Cấu tạo: Tủ an toàn sinh học có cấu tạo gồm 2 màng lọc HEPA hoặc ULPA với dòng khí được sử dụng tuần hoàn đảm bảo không để lây nhiễm ra ngoài môi trường
Tủ cấy vi sinh là gì?
     Tủ cấy vi sinh (hay còn gọi là tủ nuôi cấy mô) là thiết bị trong phòng thí nghiệm, tủ được thiết kế để ngăn ngừa các tác nhân ô nhiễm đối với các thao tác trên mẫu xét nghiệm. Tủ cấy vi sinh được gắn màng lọc khí HEPA ở trên đầu hoặc sau lưng tủ. Thiết bị này chỉ bảo vệ mẫu thao tác do dòng khí sạch tại buồng làm việc. Dòng khí từ môi trường qua màng lọc HEPA/ULPA giữ lại các hạt vi sinh vật tạo ra dòng khí sạch.
     Ứng dụng: Tủ cấy vi sinh là thiết bị để tạo dòng khí sạch đảm bảo điều kiện tốt nhất cho mẫu phát triển, tránh gây nhiễm các nguồn bệnh, tạp chất từ bụi, từ môi trường xung quan, tủ chỉ bảo vệ mẫu sinh phẩm không bảo vệ người.
     Cấu tạo: Tủ cấy vi sinh sử dụng 1 màng lọc HEPA hoặc ULPA đảm bảo cung cấp dòng khí sạch cho mẫu sinh phẩm.
phân biệt tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh
     Sau đây là bảng so sánh một số điểm khác biệt giữa tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh:
Tủ an toàn sinh học
Tủ cấy vi sinh
Tính năng bảo vệ cán bộ xét nghiệm, mẫu xét nghiệm và môi trường xung quanh
Tính năng bảo vệ mẫu sinh phẩm
Dòng khí vào được hút từ môi trường vào các lỗ ở phía trước tủ qua 1 khoảng mở cửa làm việc sẽ bảo vệ người sử dụng.
Tủ cấy vi sinh hay tủ tạo môi trường sạch được gắn màng lọc khí HEPA ở trên đầu hoặc sau lưng tủ.
Dòng khí đi xuống qua màng lọc HEPA cung cấp khí sạch bảo vệ mẫu bằng cách giảm nguy cơ nhiễm chéo trên bề mặt làm việc.
Loại thiết bị này chỉ bảo vệ mẫu thao tác do dòng khí sạch tại buồng làm việc. Dòng khí từ môi trường qua màng lọc HEPA/ULPA giữ lại các hạt vi sinh vật tạo ra dòng khí sạch.
Dòng khí thải ra ngoài sẽ qua màng lọc HEPA để lọc các hạt vi sinh vật để bảo vệ môi trường.
Tủ cấy vi sinh có thể sử dụng cho các hoạt động cần môi trường sạch như tránh bụi khi lắp ráp các thiết bị vô trùng.
Màng lọc HEPA có nhiệm vụ giữ lại các hạt vi sinh vật (thường là các tác nhân sinh học lây nhiễm) rất hiệu quả nhưng không bắt được khí và các tác nhân bay hơi
Tủ cấy vi sinh thường được thiết kế theo 2 hướng dòng khí thổi dọc hay thổi ngang.
Tủ an toàn sinh học phải được sử dụng đúng kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Tủ cấy vi sinh có dòng khí dọc là Tủ có dòng khí sạch thổi theo phương dọc hay từ trên xuống, theo phương ngang hay từ vách sau thổi ngang ra.

Leave Comments

0901203083
0901203083